Trầm cảm ở trẻ em là một tình trạng bị rối loạn tâm lý khiến cho trẻ thường xuyên cảm thấy buồn bã, chán nản, không còn niềm vui và hứng thú đối với các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Để có thể phát hiện và ngăn chặn tình trạng này tốt nhất, các bậc phụ huynh cũng nên tìm hiểu rõ về nguyên nhân, biểu hiện của bệnh để hỗ trợ bé kịp thời.
Một số rối loạn trầm cảm thường gặp ở trẻ em
Được biết, tỷ lệ các trẻ nhỏ bị mắc căn bệnh trầm cảm sẽ thấp hơn nhiều so với những người trưởng thành. Thế nhưng vẫn có một số trường hợp trẻ bị ảnh hưởng nhiều về tâm lý, áp lực, căng thẳng từ học tập, gia đình, môi trường sống cũng khiến cho trẻ gia tăng các nguy cơ bị trầm cảm. Theo các chuyên gia thì hiện có khoảng 3 loại rối loạn trầm cảm mà trẻ em thường gặp đó chính là rối loạn trầm cảm chủ yếu, rối loạn tâm trạng hỗn hợp và rối loạn khí sắc.
- Rối loạn trầm cảm chủ yếu
Loại trầm cảm này không chỉ gặp ở trẻ em mà có thể xuất hiện đối với bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là những người đang ở lứa tuổi dậy thì. Các biểu hiện của chứng bệnh này thường sẽ kéo dài tối thiểu khoảng 2 tuần, người bệnh sẽ bắt đầu có những triệu chứng như:
- Mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc.
- Không thể tập trung, khó lựa chọn.
- Cơ thể bị mệt mỏi, không còn năng lượng để hoạt động.
- Luôn cảm thấy buồn bã, chán nản.
- Mất dần các hứng thú đối với những hoạt động vui chơi yêu thích trước đây.
- Cảm thấy bản thân bị chán ghét, bỏ rơi.
- Suy nghĩ về cái chết.
- Rối loạn tâm trạng hỗn hợp
Thông thường, những trẻ em từ khoảng 6 đến 10 tuổi sẽ dễ mắc phải chứng rối loạn tâm trạng hỗn hợp. Hiện tượng này có thể xuất phát từ sự không hài lòng, bị áp đặt trong thời gian dài dẫn đến sự phản kháng trong suy nghĩ và hành vi của trẻ. Những trẻ em mắc phải bệnh này sẽ khá tăng động, hiếu động thái hóa, có xu hướng chống đối với mọi thứ.
Các triệu chứng này có thể xuất hiện khoảng 3 lần mỗi tuần, hầu hết những biểu hiện của trẻ ở mức vô lý, không phù hợp với tình huống và hoàn cảnh. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ dễ cáu giận, bực tức không rõ nguyên nhân.
- Rối loạn khí sắc
Tình trạng rối loạn khí sắc ở trẻ em có thể sẽ ít xuất hiện hơn đối với các loại trầm cảm khác. Thời gian kéo dài của chứng bệnh này có thể lên đến 5 năm. Người bệnh thường sẽ có triệu chứng như ù tai, đau đầu, mất ngủ, chán ăn, ăn không ngon miệng, cơ thể thường xuyên suy nhược, mệt mỏi, không thể tập trung vào công việc, học tập và luôn cảm thấy buồn bã, chán nản, khí sắc u sầu.
Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh trầm cảm ở trẻ em, một số trường hợp thường gặp nhất như:
- Bạo lực học đường: Hiện nay tình trạng bạo lực học đường không được kiểm soát triệt để khiến cho rất nhiều trẻ em rơi vào trạng thái hoảng loạn, lo sợ, trầm cảm vì bị ức hiếp, bắt nạt khi đi học. Đa phần các trẻ sẽ có tâm lý sợ hãi muốn giấy đi và tự cố gắng chịu đựng. Ngoài ra, vì sự chủ quan không chú ý đến con cái của các bậc phụ huynh cũng sẽ khiến cho tình trạng này càng bị gia tăng.
- Áp lực học tập: Những trẻ em chịu nhiều áp lực học tập, bị cha mẹ đặt mục tiêu quá lớn và những tác động từ phía nhà trường sẽ làm cho trẻ dễ bị trầm cảm hơn. Thông thường, phụ huynh luôn muốn con mình đạt được thành tích cao nên đã chiếm lấy toàn bộ thời gian của bé cho chuyện học hành. Điều này khiến bé chịu nhiều áp lực, đồng thời sẽ bị tự ti, xấu hổ, sợ hãi khi không đạt được thành tích đã đặt ra.
- Ảnh hưởng từ hạnh phúc gia đình: Gia đình có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và tâm lý của các trẻ nhỏ. Tình trạng trầm cảm ở trẻ em có thể xuất phát từ việc gia đình không hạnh phúc, cha mẹ thường xuyên cãi vã, khiến bé chịu nhiều tổn thương về tâm lý.
- Bị áp đặt: Khi trẻ không được tự do phát triển, chịu nhiều sự áp lực của phụ huynh về vấn đề học tập, vui chơi, bạn bè cũng khiến cho bé bị ảnh hưởng không ít về tâm lý và hành vi. Khi tình trạng này kéo dài sẽ tạo cho bé một rào cản lớn về sự phát triển và các mối quan hệ xung quanh.
- Môi trường sống thay đổi: Nếu trẻ nhỏ thường xuyên bị thay đổi môi trường sống sẽ khiến cho bé khó có thể thích nghi tốt. Từ đó ảnh hưởng đến mối quan hệ bạn bè, chuyện học tập và cả tâm lý của trẻ.
- Các chấn thương ảnh hưởng về tâm lý: Một số chấn thương có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ nhỏ như thất bại trong học tập, gia đình tan vỡ, bị lạm dụng tình dụng,…khiến cho trẻ có những suy nghĩ tiêu cực, không muốn giao lưu với mọi người.
- Di truyền: Thông nghiên cứu của các chuyên gia tại Mỹ thì ADN cũng là yếu tố có thể gây ra các căn bệnh trầm cảm. Hiện nay có khoảng hơn 40% các trường hợp trầm cảm ở trẻ em xuất phát từ ADN, chủ yếu rơi vào các trẻ từ 1 đến 6 tuổi.
Theo nghiên cứu và thống kê của các chuyên gia thì yếu tố di truyền thường sẽ gặp ở các trẻ từ 1 đến 6 tuổi. Còn những trẻ từ khoảng 6 đến 12 tuổi sẽ thường bị trầm cảm bởi áp lực gia đình, học tập khiến cho cuộc sống của trẻ bị mất cân bằng, cảm xúc bị ảnh hưởng khiến bé không được thỏa mãn.
Dấu hiệu nhận biết trầm cảm ở trẻ em
Tùy vào nguyên nhân, độ tuổi của mỗi bệnh nhân và biểu hiệu của trẻ cũng có phần khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các trẻ bị trầm cảm thường sẽ xuất hiện các dấu hiệu sau đây:
- Rối loạn giấc ngủ: Hầu hết những trường hợp trầm cảm ở trẻ em sẽ kèm theo triệu chứng bị mất ngủ, trẻ ngủ không được sâu giấc hay giật mình và có hiện tượng khóc đêm liên tục. Khi tình trạng này kéo dài khoảng từ 2 tuần trở lên thì các bậc phụ huynh nên nhanh chóng cho bé thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín nhất.
- Thay đổi thói quen ăn uống hoặc bú mẹ: Đối với những trẻ nhỏ dưới 2 tuổi sẽ bị đảo lộn thói quen bú sữa mẹ, còn các bé từ 3 tuổi trở lên sẽ biếng ăn, ăn không ngon miệng hoặc ngược lại ăn quá nhiều và không thể kiểm soát.
- Chậm nhận thức và phát triển: Các trường hợp bị trầm cảm ở trẻ em sẽ khiến cho trẻ chậm phát triển và nhận thức được giống như các bạn cùng trang lứa. Thông thường trẻ sẽ chậm nói, chậm đi, đứng,…
- Mất tập trung, trí nhớ kém: Thông thường trẻ em sẽ có khả năng ghi nhớ và tiếp thu tốt đối với những chi tiết, sự việc xảy ra xung quanh. Tuy nhiên, khi trẻ mắc phải căn bệnh trầm cảm thì khả năng này bị giảm sút, trẻ sẽ bị suy giảm trí nhớ, hay quên nhiệm vụ và khó có thể để ý hoặc tập trung lâu vào bất cứ hoạt động nào.
- Ngại giao tiếp: Hầu hết các tình trạng trầm cảm ở trẻ em đều có xu hướng muốn khép kín, trẻ ngại giao tiếp và tiếp xúc với những người xung quanh, không muốn chia sẽ và nói chuyện với bất kỳ ai.
- Tâm lý bất thường: Khi bị trầm cảm trẻ sẽ thường có khí sắc u buồn, những suy nghĩ tiêu cực luôn xuất hiện, cảm thấy lo lắng, thường xuyên tức giận, quấy khóc mà không có nguyên nhân cụ thể.
Phương pháp điều trị trầm cảm ở trẻ em
Để có thể hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm ở trẻ em cần phải kết hợp nhiều phương pháp và kiên trì trong một thời gian. Các bậc phụ huynh nên chú ý quan tâm và thực hiện những điều sau đây để bé cải thiện tốt hơn về sức khỏe và tinh thần.
- Cha mẹ thường xuyên tâm sự, chia sẻ và học cách lắng nghe con nhiều hơn.
- Không tạo áp lực quá lớn đối với các sinh hoạt hàng ngày, học tập , mối quan hệ khiến bị cảm thấy khó chịu.
- Xây dựng cho bé một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh, hỗ trợ cung cấp nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin để bé có thể phát triển tốt hơn.
- Rèn luyện cho bé chế độ sinh hoạt tốt nhất, ngủ đúng giờ, thường xuyên cho bé tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh để giúp bé thoải mái hơn.
- Luôn động viên bé để bé có thể tự do phát triển và thoải mái vui chơi. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cùng còn tham gia các hoạt động mà con thích như đọc sách, xem phim, ca hát,…
- Kết hợp cùng với nhà trường để có thể biết được nhiều hơn các hoạt động của bé, đồng thời chú ý hơn về các mối quan hệ, ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường.
Đối với những trường hợp bệnh nặng hơn, trẻ em cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý để giúp những triệu chứng trầm cảm được nhanh chóng cải thiện. Hiện nay, giới chức y khoa về tâm lý đều khuyến khích điều trị trầm cảm cho trẻ bằng phương pháp trị liệu tâm lý, bởi đây là phương pháp điều trị an toàn, không cần dùng thuốc, không gây tác dụng phụ cho trẻ và có thể định hướng cho trẻ tốt hơn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
2 trẻ tử vong đột ngột tại nhà khi ngủ: Cảnh báo hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi có bị hậu COVID-19 không?
Trẻ nhỏ bị quầng thâm ở mắt cảnh báo bệnh gì?
Chuyên gia dinh dưỡng “tự xưng” – Nguyễn Thị Miện
Chuyên gia dinh dưỡng “tự xưng” – ăn cắp bản quyền lừa đảo Nguyễn Thị Miện
Tết của trẻ con
Trẻ con làm ồn trong quán cà phê: Chắc phải ‘đánh đòn’ cha mẹ?
‘Trẻ con biết gì’ – phụ huynh đừng dễ dãi trước hành động nghịch ngợm của con nít!